máy ép trái cây tốc đô chậm nào tốt

Uống sinh tố, nước ép mỗi ngày không những mang lại hiệu quả tuyệt vời cho sức khỏe, phòng chống bệnh tật mà còn có tác dụng cải thiện làn da và ngăn chặn quá trình lão hóa sớm.

Thay vì tốn kém chi phí cho những ly nước ép mua bên ngoài thì giờ đây bạn có thể tiết kiệm hơn nhờ việc trang bị cho gia đình mình những chiếc máy ép. Đặc biệt là máy ép chậm sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn.

Nhưng

  • Lý do tại sao lại chọn máy ép chậm? 
  • Và chọn mua máy ép trái cây tốc độ chậm nào tốt với mức giá phải chăng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và độ bền theo thời gian.

Bài viết này bachkhoahanoi1.edu.vn sẽ giải quyết giúp bạn, hãy cùng khám phá cùng chúng tôi nhé!

[Review] Top 5+ Máy ép trái cây tốc độ chậm loại nào tốt nhất hiện nay 

1. Máy ép trái cây tốc độ chậm Panasonic PAVH-MJ-L500SRA –  Nên dùng

máy ép trái cây tốc độ chậm panasonic có tốt không

Máy ép chậm Panasonic PAVH-MJ-L500SRA

Ở thời điểm hiện tại Panasonic PAVH-MJ-L500SRA chính là một trong những chiếc máy ép chậm tốt nhất mà bachkhoahanoi1.edu.vn khuyến khích bạn nên đầu tư cho gia đình mình. Bên cạnh giá khá bán phải chăng thì sản phẩm còn có nhiều điểm vượt trội hơn so với các đối thủ khác.

Máy nổi bật với thiết kế rất đặc trưng đến từ các dòng máy ép chậm Panasonic. Các bộ phận như ống tiếp trái cây dài, ống dẫn nước ép có nắp đậy, lưỡi dao và bộ lưới lọc bằng inox cao cấp được lắp đặt ăn khớp và dễ tháo rời để vệ sinh.

Hoạt động hiệu quả nhờ trang bị công suất lên đến 200W, tùy theo loại thực phẩm khác nhau mà bạn có thể thực hiện chức năng xay, ép cho phù hợp. Cơ chế vận hành cực kỳ êm ái, độ ồn được kiểm soát ở mức thấp nhất.

Tiện dụng, đa năng khi có thể thực hiện cùng lúc nhiều chức năng khác nhau với tất cả các loại thực phẩm từ mềm cho đến cứng. Đặc biệt, với phụ kiện xay nhuyễn đi kèm theo máy giúp bạn dễ dàng xay nhuyễn các loại trái cây đông lạnh làm thức uống ngon lành cho gia đình mình.

Panasonic PAVH-MJ-L500SRA là dòng máy ép chậm phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều gia đình hiện nay. Tham khảo giá bán ưu đãi khoảng 4,4 triệu đồng (tiết kiệm 16%, áp dụng mua trả góp 0%/12 tháng) triệu đồng trên Tiki

2. Máy ép trái cây tốc độ chậm Iruka I-52 – Cân nhắc

máy ép trái cây tốc độ chậm iruka có tốt không

Máy ép trái cây tốc độ chậm Iruka I-52

Iruka I-52 sở hữu kiểu dáng đẹp bắt mắt, các bộ phận từ thân cho đến đáy máy được thiết kế ăn khớp với nhau và sử dụng các chất liệu cao cấp không chỉ đảm bảo khả năng hoạt động cực kỳ trơn tru, dễ tháo rời vệ sinh mà còn an toàn với sức khỏe của cả gia đình bạn.

Được trang bị khoang ép có dung tích tương đối rộng cho phép bạn có thể thoải mái ép được nguyên trái cây mà không cần phải để cắt nhỏ. Sự kết hợp nhịp nhàng giữa công suất 150W và tốc độ ép chậm 85 vòng/phút sẽ cho ra lượng nước ép tối đa và kiểm soát tốt quá trình ép.

Hệ thống lưới lọc cực kỳ chuyên nghiệp, có khả năng lọc tốt đảm bảo giữ được toàn bộ phần bã và cho ra nước ép thành phẩm có chất lượng đạt chuẩn. Tích hợp tính năng ngắt điện an toàn khi quá tải để bảo vệ toàn diện cho thiết bị.

Đi kèm theo máy là cối nghiền giúp bạn có thể ép được nhiều loại thực phẩm khác nhau chứ không riêng gì hoa quả, như đậu nành, đậu bắp, đậu phộng để góp phần làm phong phú thêm thực đơn nước uống cho gia đình.

Xem thêm:Có nên mua máy làm sữa đậu nành hay không?

Với rất nhiều ưu điểm vượt trội, Iruka I-52 chắc chắn sẽ làm hài lòng những người khó tính nhất. Đặc biệt khi sở hữu mức giá cực kỳ ưu đãi chỉ 2.299.000 ₫ (tiết kiệm đến 46% so với giá gốc) trên Tiki, tham khảo tại đây

3. Máy ép trái cây tốc độ chậm cao cấp Hurom H100DBE

Máy ép trái cây tốc độ chậm Hurom H100DBE có tốt không

Máy ép trái cây tốc độ chậm Hurom H100DBE

Hurom luôn được xem là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất các dòng máy ép chậm cao cấp, tiêu biểu nhất trong số các dòng máy ép chậm của Hurom chính là Hurom H100DBE.

Với kiểu dáng đứng hiện đại, gam màu trắng bạc chủ đạo góp phần không nhỏ giúp căn bếp của gia đình bạn thêm phần sang trọng và tinh tế hơn. Các bộ phận của máy được chế tạo từ những chất liệu hợp kim thép sáng bóng, bền bỉ và an toàn với sức khỏe.

Tuy có kết cấu cứng cáp nhờ sử dụng chất liệu cao cấp nhưng nhìn chung các bộ phận của máy được cấu tạo tương đối đơn giản; cho phép bạn có thể dễ dàng tháo rời để vệ sinh, lau chùi sau khi sử dụng xong.

Hurom H100DBE ứng dụng công nghệ ép chậm để lấy nước ép, máy sẽ sử dụng cơ chế chuyển động theo chiều thẳng đứng với tốc độ chậm 43 vòng/phút để cho ra lượng nước ép chất lượng cao với độ mịn màng, đậm màu và hầu như không có bọt. Qua đó gần như giữ được toàn bộ chất dinh dưỡng có trong hoa quả.

Một trong những điểm yếu của các dòng máy ép trái cây là độ ồn thì dường như đã được Hurom H100DBE khắc phục khá tốt, máy có công suất hoạt động khoảng 150W nhưng vẫn cho khả năng vận hành êm ái, ít tiếng ồn và tiết kiệm điện năng tiêu thụ.

Nhờ được trang bị động cơ mô tơ mạnh mẽ cho phép máy có khả năng hoạt động không cần phải nghỉ trong khoảng thời gian dài liên tục 30 phút mà không lo xảy ra hiện tượng nóng máy.

Theo như thông tin đến từ nhà sản xuất, máy có khả năng ép được tối đa đến hơn 70 lít nước ép trái cây, rau của quả thành phẩm để phục vụ mọi nhu cầu sử dụng. Đặc biệt là các quán nước, nhà hàng lớn. 

Nếu gia đình bạn có điều kiện kinh tế khá giả hay mục đích sử dụng máy ép chậm cho các quán nước, nhà hàng không nên bỏ qua Hurom H100-DBE. Tham khảo giá bán khoảng 9,4 triệu đồng

4. Máy ép trái cây tốc độ chậm Joyoung JYZ-E5V

máy ép chậm joyoung có tốt không

Máy ép chậm Joyoung JYZ-E5V

Ở phân khúc máy ép chậm bán chạy dưới 3 triệu đồng còn có một sản phẩm khác cũng không hề kém cạnh Iruka I-52 là Joyoung JYZ-E5V, sự gợi ý này giúp bạn có thêm nhiều sự lựa chọn hơn.

Joyoung JYZ-E5V thuộc dòng máy ép chậm sử dụng công nghệ ép nước bằng trục vít nên có kiểu dáng, thiết kết hoàn toàn khác biệt so với hầu hết các sản phẩm khác trên thị trường. Bên cạnh đó, tông màu cam nữ tính cực kỳ bắt mắt nên rất được lòng của các chị em nội trợ.

Sự kết hợp nhịp nhàng giữa công nghệ ép nước bằng trục vít với công suất hoạt động 150W và tốc độ quay 75 vòng/phút giúp cho máy ép cực khô, tỉ lệ nước ép thành phẩm nhiều hơn 55%.

Các bộ phận của máy ép được làm từ chất liệu cao cấp, an toàn với sức khỏe và đảm bảo vệ sinh, chùi rửa. Đặc biệt là lõi ép bằng sứ không bám mùi, lưỡi dao và lưới lọc chuyên dụng có khả năng tích tụ nhiều bả xác.

Đa chức năng, Joyoung JYZ-E5V không đơn thuần chỉ là một chiếc máy ép chậm dùng để ép trái cây mà còn có khả năng xay thịt hay làm xúc xích nhờ dụng cụ ống làm bánh xúc xích đi kèm cực kỳ tiện lợi và tiết kiệm công sức.

5. Máy ép trái cây tốc độ chậm giá rẻ Savtm JE-07

máy ép trái cây tốc độ chậm savtm có tốt không

Máy ép trái cây tốc độ chậm Savtm JE-07

Nếu điều kiện kinh tế của gia đình bạn eo hẹp và ngân sách dành cho việc mua máy ép chậm tương đối hạn chế thì một sản phẩm có giá bán rẻ như Savtm JE-07 được xem là sự lựa chọn thích hợp nhất.

Máy có thiết kế nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ chỉ khoảng 3,5kg rất phù hợp với những gia đình ít người, có diện tích bếp hẹp. Công suất hoạt động khoảng 150W và tốc độ quay tối đa lên đến 80 vòng/phút giúp bạn chế biến tốt các loại trái cây như xoài, cam, cà rốt hay ổi…

Các bộ phận được lắp đặt ăn khớp và sử dụng chất liệu an toàn dễ vệ sinh. Bên cạnh đó là khả năng hoạt động bền bỉ liên tục đến 30 phút và phát ra tiếng ồn cực thấp dưới 45dB, mang lại cho gia đình bạn không gian yên tĩnh hơn.

Tất nhiên chúng ta không thể đòi hỏi quá nhiều ở một sản phẩm có giá bán quá rẻ như Savtm JE-07 được. Với những nhu cầu sử dụng ở mức cơ bản như ép trái cây, hoa quả thì Savtm JE-07 hoàn toàn đáp ứng tốt.

6. Máy ép trái cây tốc độ chậm Sunhouse SHD5210

máy ép chậm sunhouse có tốt không

Máy ép chậm Sunhouse SHD5210

Máy ép chậm Sunhouse SHD5210 là model cuối cùng bạn có thể cân nhắc lựa chọn, mang thiết kế đặc trưng thường thấy của các dòng máy ép. Với các bộ phận được cấu tạo ăn khớp và kết nối với nhau một cách chắc chắn.

Tất cả các bộ phận cấu tạo nên sản phẩm đều sử dụng những chất liệu an toàn như thân máy bằng thép không gỉ, bình chứa và nắp là nhựa cứng ABS bền cao cấp, bền bỉ. Hơn nữa, quá trình tháo lắp để vệ sinh cũng tương đối đơn giản.

Sở hữu khoang chứa có dung tích 1,2 lít cùng công suất hoạt động mạnh mẽ lên đến 240W, cho phép máy ép được nhiều thực phẩm hơn với thời gian được rút ngắn nhưng vẫn đảm bảo giữ được hương vị vốn có của thực phẩm.

Ngoài ra, nhờ được tích hợp các cối xay nhuyễn đi kèm giúp máy trở nên đa chức năng hơn khi có thể ép được rất nhiều loại thực phẩm khác nhau từ trái cây, rau củ ở dạng mềm, cứng hay đông lạnh….

Sunhouse SHD5210 cũng là một chiếc máy ép chậm khá chất lượng, tuy nhiên ở phân khúc giá dưới 3 triệu đồng thì Iruka I-52 hoặc Joyoung JYZ-E5V vẫn là những sự lựa chọn đảm bảo hơn nhiều.

Máy ép trái cây tốc độ chậm là gì?

Máy ép trái cây tốc độ thường hay máy ép ly tâm là loại máy được vận hành dựa trên nguyên lý mâm xay nhờ có thiết kế mô tơ tốc độ cao kết hợp với các bộ phận quan trọng như lưỡi dao, lưới vắt, ống tiếp nhiên liệu, khay hứng nước và nơi xả bã.

Khi trái cây được đưa vào thông qua đường ống tiếp nhiên liệu, hệ thống mâm xay sẽ bắt đầu vận hành với tốc độ quay cực lớn (có thể lên đến 2400 vòng/phút) để mài nhỏ nhiên liệu và tách nước ra khỏi phần bã.

Dựa trên cơ chế hoạt động cực kỳ mạnh mẽ này. Máy ép ly tâm sẽ nhanh chóng ép nước ra khỏi phần bã nhưng kéo theo đó là lực ma sát tạo ra lớn nên làm mất đi chất dinh dưỡng, vitamin của nước ép thành phẩm, đồng thời còn phát ra tiếng ồn lớn và khiến cho mô tơ nhanh hư hỏng.

Tham khảo thêm:Nên mua máy xay cầm tay hãng nào tốt

Để khắc phục những nhược điểm cố hữu này, các nhà sản xuất đã nghiên cứu và cho ra đời dòng sản phẩm máy ép chậm.

Máy ép chậm có cấu tạo và nguyên lý hoạt động như thế nào?

Thay vì sử dụng mô tơ tốc độ cao kết hợp với các lưỡi dao sắc bén để cắt hoa quả, máy ép chậm lại vận hành dựa trên lực ép của động cơ giảm tốc và trục vít đặc biệt.

Trái cây, hoa quả từ đường ống tiếp nhiên liệu đưa vào sẽ được trục vít xoắn ốc của máy ép từ từ nghiền nát dưới tốc độ thấp khoảng 85 vòng/phút và đẩy toàn bộ vào hệ thống lưới lọc.

Phần bã sẽ được tách riêng ra và còn lại là nước ép thành phẩm với chất lượng dinh dưỡng cao được chảy xuống ly hứng bên dưới một cách tự nhiên. Trong suốt quá trình vận hành hầu như không gây ra bất cứ lực ma sát nào cả, qua đó hạn chế được tiếng ồn.

nên mua máy trái cây thường hay mua máy ép chậm

Ưu, nhược điểm so với máy ép thường

Đặc tính

Máy ép tốc độ thường

Máy ép chậm

Tốc độ quay

Cực nhanh, tối đa có thể lên đến 2400 vòng/phút.

Chậm, tối đa chỉ khoảng 85 vòng/phút.

Nguyên liệu ép

Khá hạn chế.

Có thể ép tốt được nhiều loại nhiên liệu khác nhau.

Lượng nước ép thành phẩm

Không ép được hết bã, lượng nước ít.

Ép khô hết được bã, lượng nước nhiều gấp 3 lần máy ép thường.

Chất lượng nước ép

Còn lẫn nhiều bã, mất chất dinh dưỡng do phá vỡ cấu trúc.

Không bị lẫn nhiều bã, giữ đến 98% chất lượng dinh dưỡng.

Thời gian ép

Nhanh hơn, chỉ khoảng 5-10 phút.

Chậm hơn, tối đa có thể lên đến 45 phút.

Tiếng ồn

Lớn.

Nhỏ < 45dB

Giá bán trung bình

Dao động từ 500K – 4,5 triệu đồng.

Dao động từ 2 – 30 triệu đồng.

Tuổi thọ động cơ

Mô tơ dễ bị hỏng.

Động cơ hoạt động bền bỉ hơn.

Bảng so sánh máy ép thường và máy ép chậm

Nên chọn máy ép trái cây thường hay máy ép tốc độ chậm?

Qua bảng so sánh trên chúng ta có thể thấy máy ép chậm có nhiều ưu điểm vượt trội hơn nhưng đồng thời giá bán cũng khá cao. Vì thế:

Với những nhu cầu sử dụng cơ bản thì chỉ cần chọn mua máy ép trái cây tốc độ thường với mức giá phải chăng, ngược lại nếu bạn muốn có nhiều sự trải ngiệm và muốn thưởng thức được những ly nước ép chất lượng cao hơn thì chọn máy ép chậm.

Để chọn mua máy ép chậm tốt nhất cần những tiêu chí gì?

Về cơ bản thì các tiêu chí chọn mua máy ép không khác gì mấy so với chọn mua máy ép thông thường, cũng gồm những tiêu chí quan trọng dưới đây.

1. Nhu cầu sử dụng máy ép

Nắm rõ nhu cầu cũng như mục đích sử dụng của gia đình trước khi quyết định chọn mua máy ép chậm. Vì tùy thuộc vào số lượng thành viên, điều kiện kinh tế của từng gia đình mà cách lựa chọn cũng khác nhau.

  • Mức độ sử dụng nước ép trái cây, hoa quả có thường xuyên hay không?
  • Ngoài trái cây ra thì bạn có chế biến thêm gì hay không?
  • Loại thực phẩm cứng hay mềm?
  • Có nhất thiết phải chọn máy ép chậm không hay chỉ cần một chiếc máy ép thông thường là được?

Việc trả lời những câu hỏi này sẽ giúp bạn dễ dàng phân loại được đâu là sản phẩm thích hợp.

2. Máy ép chậm có giá bao nhiêu

Về mức giá thì tùy thuộc vào tình hình tài chính của gia đình bạn mà chọn nhé, nhưng chúng tôi có thể chắc chắn với bạn là chi phí bỏ ra để sở hữu được một chiếc máy ép chậm chất lượng thường sẽ cao hơn máy ép thường, và sẽ không dưới 2 triệu đồng.

máy ép trái cây tốc độ chậm nào tốt nhất

Theo như quan sát của bachkhoahanoi1.edu.vn thì các loại máy ép chậm trên thị trường có thể được chia thành 3 phân khúc giá như sau:

Máy ép chậm ở phân khúc giá rẻ dưới 2 triệu đồng: Các sản phẩm ở mức giá rẻ này thường có thiết kế tương đối đơn giản, không có nhiều tính năng hỗ trợ và thường thì chỉ ép được các loại trái cây mềm.

Máy ép chậm ở phân khúc tầm trung có giá từ 2-3 triệu đồng: Phần lớn các sản phẩm ở mức giá này được nhiều người ưa chuộng hơn cả, không chỉ có giá bán vừa túi tiền mà còn được tích hợp được khá nhiều tiện ích.

Máy ép chậm ở phân khúc cao cấp có giá bán trên 4 triệu đồng: Về cơ bản thì các sản phẩm ở phân khúc có chất lượng nhỉnh hơn phân khúc tầm trung một tí, chủ yếu trung nhiều vào mặt thiết kế và độ bền bỉ của linh kiện.

  • Xem thêm: Nên mua máy vắt cam loại nào tốt giữa Philips, Braun hay Steba?

3. Kiểu dáng, thiết kế máy ép như nào?

Những sản phẩm có thiết kế đẹp, kiểu dáng bắt mắt sẽ góp phần làm tăng tính thẩm mỹ cho căn bếp của gia đình bạn.

Dựa vào sở thích cá nhân để lựa chọn màu sắc cho máy ép. Thường thì các chị em nội trợ rất yêu thích các sản phẩm có màu đỏ như các dòng máy ép chậm Savtm hoặc Kuvings.

4. Các bộ phận của máy ép chậm sử dụng chất liệu gì?

Bên cạnh kiểu dáng, thiết kế chúng ta cũng cần quan tâm đến chất liệu sử dụng của máy ép chậm, các bộ phận của máy ép có thiết kế ăn khớp với nhau hay không, có được làm từ những chất liệu cao cấp như nhựa ABS, hợp kim inox không gỉ không.

Vì chất liệu cao cấp không chỉ đảm bảo an toàn cho sức khỏe, mà còn hỗ trợ vệ sinh chùi rửa dễ dàng hơn.

cấu tạp và nguyên lý máy ép chậm

5. Dung tích bình chứa bao nhiêu là thích hợp?

Việc lựa chọn dung tích bình chứa phụ thuộc nhiều vào số lượng thành viên trong gia đình bạn?Gợi ý như sau:

  • Với những gia đình dưới 3 người: Chọn máy ép chậm có dung tích bình khoảng 500ml, dung tích cối đựng khoảng 600ml.
  • Với những gia đình từ 3-5 người: Chọn máy ép chậm có dung tích bình khoảng 500-700ml, dung tích cối đựng 600-800ml.
  • Với những gia đình trên 5 người: Chọn máy ép chậm có dung tích bình trên 700ml, dung tích cối đựng trên 800ml.

Mẹo: Một số loại máy ép chậm có thiết kế bộ phận ống nhồi lớn có khả năng ép được nguyên trái cây, rau củ mà không cần phải cắt ra thành những phần nhỏ vừa tốn thời gian lẫn công sức.

6. Công suất lớn và tốc độ quay mạnh

Công suất hoạt động và tốc độ vòng quay chắc chắn là yếu tố chính quyết định mức độ nhuyễn và ép được nhiều nước của thực phẩm. Với từng loại máy ép chậm khác nhau thì nhà sản xuất sẽ trang bị những mức công suất nhất định.

Ngoài những dòng máy ép chậm công nghiệp có công suất lớn thì hầu hết các máy ép phổ biến nhất trên thị trường thường được trang bị công suất vừa phải từ 150-250W.

Không nên chọn máy có công suất thấp quá, công suất thấp thì sẽ không thể nào ép tốt được những loại trái cây đông lạnh hoặc các loại thực phẩm cứng. Lúc này buộc bạn phải cắt nhỏ chúng ra mà ép để tránh làm các linh kiện bên trong máy bị hư hỏng.

7. Tiện ích, tính năng và phụ kiện đi kèm

Một số tiện ích như chế độ khóa an toàn, ngắt điện tự động khi xảy ra quá tải, chân đế chống trượt… sẽ được các nhà sản xuất máy ép chậm bổ sung vào trong sản phẩm của mình nhằm tăng cường độ an toàn và tính cạnh tranh với những hãng khác.

Tất nhiên với những dòng cao cấp thì sẽ được tích hợp nhiều tiện ích hơn nhưng giá bán sẽ cao hơn, trong khi ngược lại thì các dòng máy bình dân thì rẻ nhưng ít tiện ích hỗ trợ hơn.

Phụ kiện thường đi kèm khi bạn mua máy ép chậm chính là cối nghiền và lồng ép, cối nghiền giúp bạn ép những loại thực phẩm thay vì chỉ ép trái cây hay hoa quả. Qua đó góp phần làm đa dạng hóa thực đơn cho cả gia đình bạn.

8. Chế độ bảo hành và địa chỉ mua máy ép chậm

So với máy ép trái cây thường thì máy ép chậm có chế độ bảo hành tốt hơn với thời gian trung bình từ 2-4 năm, tùy theo thương hiệu và mức giá của sản phẩm mà có thể cao hơn hoặc thấp hơn mốc này.

9. Xuất xứ và thương hiệu uy tín máy ép chậm

Tại thị trường Việt Nam hiện nay, máy ép chậm chủ yếu có nguồn gốc từ Hàn Quốc, Đức, Nhật Bản… được sản xuất và lắp ráp tại Trung Quốc. Một số dòng sản phẩm nội địa thì giá bán lại tương đối cao khi nhập khẩu về.

Nên mua máy ép chậm hãng nào tốt

1. Máy ép chậm Savtm

Về thương hiệu: Savtm là một thương hiệu khá có tiếng đến từ Hàn Quốc chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm máy ép trái cây tốc độ chậm, tại thị trường Việt Nam máy ép chậm mang thương hiệu Savtm rất được yêu thích.

máy ép chậm savtm có tốt không

Đánh giá: Máy ép chậm Savtm có tốt không?

Máy ép chậm Savtm được nghiên cứu và sản xuất dựa trên quy trình công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc, hoạt động dựa trên cơ chế dùng trục vít và lực cưỡng bức để giúp trái cây được ép một cách triệt để hơn.

Ở máy ép chậm Savtm có sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã nhưng chủ yếu tập ở phân khúc giá rẻ bình dân dao động từ 500K cho đến 1,5 triệu đồng. Điểm chung là đều sở hữu tông màu đỏ đặc trưng, tốc độ quay 40 -80 vòng/ phút và công suất khoảng 150W.

Một số máy ép chậm Savtm bán chạy như: Savtm JE-07, Savtm JE-31, Savtm JE220, Savtm JE220-07M00.

2. Máy ép chậm Panasonic

Một thương hiệu đồ gia dụng và thiết bị điện tử đã quá gần gũi với các hộ gia đình tại Việt Nam, trong mảng máy ép trái cây nói chung và máy ép chậm nói Panasonic có vị trí cực kỳ vững chắc.

Xem thêm:Thương hiệu máy giặt Panasonic có tốt không?

Giống hầu hết các mặt hàng máy ép trái cây, máy xay sinh tố đa năng thì hầu hết máy ép chậm Panasonic chủ yếu là dòng cao cấp nên có giá bán cực kỳ cao mà không phải ai trong chúng ta cũng có điều kiện để sở hữu.

Điểm chung của máy ép chậm Panasonic là kiểu dáng sang trọng, thiết kế tiện dụng, màu sắc trung tính là sự kết hợp giữa màu đen và bạc. Công suất hoạt động mạnh mẽ, tối đa có thể lên đến 800W.

Một số máy ép chậm Panasonic tiêu biểu như: Panasonic MJ-L500, Panasonic PAVH-MJ-L500SRA.

3. Máy ép trái cây tốc độ chậm Hurom

Về thương hiệu: Hurom ra đời từ những năm 1974 và được đánh giá là một trong những thương hiệu sản xuất máy ép trái cây tốc độ chậm được ưa chuộng nhất tại Hàn Quốc. Kể từ khi du nhập vào thị trường Việt, Hurom ngày càng cho thấy bước đi vững chắc của mình.

Với sứ mệnh đem lại cho người tiêu dùng những sản phẩm có đầy đủ tính năng, chất lượng cao để phục vụ nhu cầu sử dụng chế biến thực phẩm hằng ngày, Hurom đã không ngừng cải tiến cả về mặt công nghệ lẫn dịch vụ.

máy ép chậm hurom có tốt không

Nhờ những bước đi rất chính xác của mình mà hãng đã liên tục cho ra đời rất nhiều mẫu mã, chủng loại đa dạng với nhiều kiểu dáng sang trọng, thiết kế bắt mắt và đầy đủ các tính năng.

Nhưng hạn chế lớn nhất khiến các sản phẩm máy ép trái cây tốc độ chậm Hurom vẫn chưa đến tay người tiêu dùng Việt chính là tương đối cao, thường dao động trên 8 triệu đồng.

Một số máy ép chậm Hurom tiêu biểu như: Hurom HZ SBE17, Hurom HH-SBF11, Hurom HP MWF112, Hurom HU-500DG.

4. Máy ép chậm Klarstein

Klarstein, một thương hiệu nổi tiếng có xuất xứ từ Đức chuyên sản xuất và phân phối các mặt hàng đồ điện gia dụng, thiết bị nhà bếp như máy ép trái cây, máy đánh trứng hay ấm đun nước siêu tốc.

Cùng với Bosch, Klarstein được biết đến như là 2 thương hiệu máy ép chậm của Đức tốt nhất hiện nay. Máy ép chậm Klarstein nổi bật ở thiết kế tiện dụng, kiểu dáng sang trọng và tinh tế, các bộ phận sử dụng chất liệu an toàn như khay nhựa được làm từ nhựa ABS bền bỉ, lưới lọc kim loại không gỉ…

Được trang bị công suất hoạt động tương đối cao dao động khoảng 150-400W cùng với tốc độ quay 60-70 vòng/ phút cho phép chế biến được hầu hết các loại trái cây từ mềm đến cứng.

Tại Việt Nam hiện nay, các sản phẩm máy ép chậm mang thương hiệu Klarstein tương đối ít, tiêu biểu nhất chính là Klarstein Fruitberry Slow Juicer 400W với mức giá gần 4 triệu đồng.

5. Máy ép chậm Kuvings

Từ những năm 1978 đến nay Kuvings luôn được biết đến như là một trong những thương hiệu sản xuất máy làm sữa chua và máy ép trái cây được ưa chuộng nhất tại Hàn Quốc bên cạnh những tên tuổi như Savtm hay Hurom.

Kuvings đã đem đến cho thị trường Việt Nam những dòng sản phẩm máy ép chậm cao cấp nổi bật với tông màu đỏ bắt mắt, thiết kế sang trọng và tinh tế. Nhưng về mức độ phổ biến Kuvings vẫn chưa thể bằng Panasonic hay Philips được.

máy ép chậm kuvings có tốt không

Một số máy ép chậm Kuvings tiêu biểu như: Kuvings C7000, Kuvings NS-120CBM2, Kuvings NS-321CBM2, Kuvings NS-621CBM2, Kuvings NS668R, Kuvings EVO820.

6. Máy ép trái cây tốc độ chậm Philips

Rõ ràng ở mảng máy ép chậm nói riêng và các thiết bị đồ gia dụng nói chung, Philips xứng đáng là thương hiệu cạnh tranh số 1 với Panasonic hay Electrolux. Các dòng máy ép chậm có mặt tại Việt Nam hiện tại đều được sản xuất và lắp ráp từ Trung Quốc.

Ngoài việc được đánh giá rất cao về mặt kiểu dáng, thiết kế thì ở các dòng máy ép chậm cao cấp nhất của Philips còn được tích hợp nhiều công nghệ độc quyền hiện đại và tiên tiến như công nghệ làm sạch Pre-Clean, rửa được trong máy rửa chén.

Một số máy ép chậm Philips tiêu biểu như: Philips HR1880, Philips HR1882, Philips HR1883V, Philips HR1887, Philips HR1889, Philips HR1889/70, Philips HR1897.

7. Máy ép trái cây tốc độ chậm Iruka

Iruka là thương đồ điện gia dụng rất có tiếng ở Nhật Bản, các sản phẩm của hãng từ quạt điều hòa hơi nước, bếp từ đơn, bếp hồng ngoại, máy làm tỏi đen cho đến máy ép trái cây đều được sản xuất dựa trên quy trình công nghệ hiện đại và tiên tiến.

Ở phân khúc giá bán tầm trung, máy ép trái cây tốc độ chậm Iruka cũng là một sự lựa chọn an toàn bên cạnh những tên tuổi như Philips hay Sunhouse. Nhờ có kiểu dáng đẹp, thiết kế tiện dụng và công suất hoạt động tương đối.

Một số máy ép chậm Iruka bán chạy như: Iruka I51, Iruka I52

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số hãng máy ép chậm khác trên thị trường như Bosch, Braun, Coway, Hafele, Happy Cook, Joyoung, Korihome, Magic, Midea, Perfect, Ranbem, Sokany, Sony, Sunhouse hay Supor.

Hướng dẫn sử dụng máy ép chậm Savtm

Vậy máy ép trái cây tốc độ chậm nào tốt

Nhìn chung nếu nhu cầu sử dụng của gia đình bạn ở mức cơ bản thì máy ép trái cây tốc độ chậm Panasonic PAVH-MJ-L500SRA hoàn toàn đáp ứng tốt, trong khi Hurom H100DBE là dòng cao cấp hơn thích hợp cho các gia đình có điều kiện kinh tế khá giả cũng như các quán hay nhà hàng lớn.

Rất cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết khá dài này, đừng quên chia sẻ bài viết nếu cảm thấy hữu ích bạn nhé!