Các tựa game ngày càng đòi hỏi rất cao ở sự chính xác và độ bền bỉ khi chiến đấu, do đó bàn phím cơ được xem là sự lựa chọn không thể phù hợp hơn dành cho các game thủ.
Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những chiếc bàn phím cơ giá rẻ tốt nhất, bên cạnh đó là những sản phẩm cao cấp giúp bạn có sự lựa chọn phù hợp nhất!
[Review] Top 5+ Bàn phím cơ giả rẻ tốt và đáng mua nhất hiện nay
1. Bàn phím cơ Logitech G213 Prodigy – Nên dùng
Giá ưu đãi: 890.000 VNĐ
Nếu bạn là một game thủ và đang trong quá trình tìm kiếm cho mình một chiếc bàn phím cơ giaming chất lượng nhưng có giá rẻ dưới 1 triệu đồng thì Logitech G213 Prodigy chính là một sự lựa không thể tuyệt vời hơn ở thời điểm này.
Logitech G213 Prodigy thuộc dòng bàn phím full size chuyên dụng cho game gồm các phím lõm cơ học bền bỉ có độ cao tối đa và được sắp xếp với khoảng cách chuẩn để mang lại độ nhạy và phản hồi nhanh hơn gấp 4 lần so với bàn phím thường.
Bàn phím được trang bị đèn LED 16.8 triệu màu cực đẹp 5 chế độ chiếu sáng khác nhau, tùy theo từng thể loại game khác nhau mà các gamer có thể tùy chỉnh sao cho phù hợp nhất. Bên cạnh đó, thiết kế chống tràn cũng giúp bạn không còn lo lắng nếu chẳng may bị nước hay cà phê đổ vào.
Một combo kết hợp hoàn hảo của Logitech cho các game thủ bao gồm bàn phím gaming Logitech G213 Prodigy, chuột gaming Logitech G403 Prodigy và tai nghe chụp tai gaming Logitech G231 Prodigy.
2. Bàn phím cơ Logitech G Pro Gaming Keyboard
Giá ưu đãi: 2.700.000 VNĐ
Logitech mang đến cho chúng ta một sự mới mẻ về cách đặt tên cho model này, thay vì đặt theo tên gọi là số như Logitech G213 hay Logitech G512… thì Logitech lại đặt tên cho sản phầm này là G Pro Keyboard kết hợp cùng chuột gaming G Pro.
G Pro Keyboard cũng là một trong những chiếc bàn phím TKL đầu tiên của Logitech đạt chuẩn thi đấu trên thế giới và được khá nhiều game thủ hàng đầu tin dùng. Với thiết kế khá gọn và trọng lượng vừa phải chưa tới 1kg giúp bạn dễ dàng mang theo bên mình để sử dụng.
Bàn phím với phần vỏ ngoài được làm bằng nhựa chống xước, đáy cũng sử dụng chất liệu bằng nhựa cứng kết hợp thêm các miếng cao su cỡ lớn để đảm bảo khả năng chống trược và bên cạnh là phần cáp dài 1,8 cho phép bạn tháo rời bàn phím dễ dàng.
Sản phẩm vẫn được trang bị hệ thống đèn LED RGB 16,8 triệu màu và có tích hợp khá nhiều hiệu ứng hiện đại, đầu cắm hỗ trợ kết nối microUSB giống các sản phẩm chuột gaming để bạn dễ dàng kết nối với hầu hết các thiết bị như PC, Laptop…
Xem video đánh giá bàn phím cơ Logitech G Pro Gaming RGB
Nhìn chung Logitech G Pro Keyboard là một chiếc bàn phím cơ có thiết kế đẹp, hoạt động bền bỉ mà các game thủ nên cân nhắc lựa chọn ở phân khúc giá dưới 2 triệu đồng. Tham khảo chi tiết sản phẩm ngay tại đây
3. Bàn phím cơ gaming Redragon Rudra K565
Giá ưu đãi: 790.000 VNĐ
Redragon Rudra K565 cũng là một sản phẩm bàn phím cơ có dây đáng chú ở phân khúc dưới 1 triệu đồng bên cạnh Logitech G213 Prodigy đã được giới thiệu ở trên, model thuộc dòng full size chuyên dùng cho các game thủ.
Sử dụng thiết kế layout chuẩn full size 104 phím bấm được chia làm 7 hàng kết hợp với 7 màu LED khác nhau với hiệu ứng cầu vồng khá bắt mắt. Phần khung được làm từ nhôm và nhựa cứng chắc chắn, bề mặt có in thêm nhiều màu sắc nổi bật nên sẽ giúp bạn sử dụng tốt kể cả vào ban đêm.
Hầu hết các nút bấm của hãng Redragon đều được đúc theo công nghệ Double Shot vốn rất nổi tiếng trên thế giới, các phím bấm được sản xuất bằng công nghệ này có kết cấu chắc chắn, bền bỉ, hạn chế chữ trên phím bị mờ và không bị hiện tượng rung khi gõ.
Sản phẩm cũng hỗ trợ chức năng anti-ghosting để giúp bạn dễ dàng ghép nối các phím bấm với nhau, đồng thời với đầu cắm USB mạ vàng chắc chắn sẽ mang đến cho người dùng những tín hiệu truyền tải tốt nhất.
4. Bàn phím cơ giá rẻ DareU DK87
Giá ưu đãi: 445.000 VNĐ
So với các thương hiệu sản xuất bàn phím cơ gaming trên thị trường thì ở DareU không có nhiều sự lựa chọn chất lượng dành cho người tiêu dùng, trong đó DareU DK87 được coi là model đáng chú ý nhất của hãng.
Đặc điểm nổi bật nhất ở sản phẩm này có lẻ đến từ thiết kế, không phải là thiết kế truyền thống thường thấy ở bàn phím gaming mà DareU DK87 có kiểu dáng khá độc đáo nhờ phần khung được làm từ nhựa cứng, chắc chắn và tông màu trắng bạc rất bắt mắt.
Thuộc dòng sản phẩm bàn phím full size, với thiết kế đầy đủ nhiều ký tự và phím số chức năng từ F1-F12. Với các đường viền bên ngoài mềm mại, có độ nảy cao giúp người dùng thao tác nhanh đồng thời vẫn đảm đảm bảo không bị trượt.
Hệ thống đèn LED sáng và ký tự được khắc laser nổi giúp bạn thoải mái đánh chữ mà không lo bị mờ theo thời gian cũng như có thể sử dụng tốt cả về ban đêm.
5. Bàn phím gaming RGB cao cấp Logitech G512
Giá ưu đãi: 2.400.000 VNĐ
Logitech G512 là chiếc bàn phím cơ cao cấp nhất và cũng là model cuối cùng mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn trong danh sách những chiếc bàn phím cơ tốt nhất hiện nay.
Vậy đâu là những điểm khác biệt giữa Logitech G512 với những sản phẩm giá rẻ bình dân trên thị trường, hãy cùng bachkhoahanoi1.edu.vn mổ xẻ ngay nhé?
Video đánh giá bàn phím cơ giaming Logitech G512:
Logitech G512 vẫn giữ được những nét thiết kế thường thấy ở các dòng sản phẩm của Logitech. Với thiết kế dạng full size, có phần khung được làm từ chất liệu hợp kim nhôm 502 chắc chắn, cứng cáp.
Dễ dàng tùy chỉnh màu sắc phím bấm trong dải màu lên đến 16.8 triệu màu thông qua phần mềm Logitech Gaming Software, tính năng LightsyncTM cho phép tương tác âm thanh và hành động giống như trong các tựa game mà bạn thường chơi.
Các phím bấm được bố trí, sắp xếp với khoảng cách và chiều cao đồng đều nhau kết hợp với 2 chế độ Switch Romer-G Linear và Switch Romer-G Tactile sẽ mang đến cho bạn cảm giác mượt mà, êm ái và độ chính xác cao khi gõ phím.
Bên cạnh cổng kết nối USB 2.0 thông thường thì Logitech G512 còn được tích hợp thêm cổng USB passthrough để bạn có thể cắm điện hay là kết nối với các phụ kiện đi kèm như sạc điện thoại, chuột gaming, tai nghe gaming…
Bàn phím cơ là gì?
Nếu như ở các bàn phím vật lý thông thường khi chúng ta nhấn vào một nút bất kỳ trên bàn phím thì hệ thống sẽ tự động ghi nhận, và sau đó nút bấm sẽ trở lại vị trí ban đầu thông qua cơ chế đàn hồi của miếng đệm cao su bên dưới mỗi nút bấm.
Các miếng đệm cao su tuy có giá bán rất rẻ nhưng tồn tại nhiều nhược điểm như tốc độ ghi nhận chậm, ít nhạy, không chính xác và gõ không êm tay… và để giải quyết những bất tiện này thì bàn phím cơ ra đời.
Thay vì sử dụng các miếng đệm cao su giá rẻ thì bàn phím cơ lại sử dụng một cơ chế đàn hồi riêng được gọi là switch. Bên cạnh khả năng hoạt động bền bỉ với tuổi thọ cao gấp 10-15 lần so với cao su mà switch còn đem đến cho người dùng một trải nghiệm gõ phím hoàn toàn mới mẻ, êm ái và cực kỳ nhạy.
Bàn phím cơ khác gì bàn phím thường
Ở phần bài viết chọn mua bàn phím giả cơ giá rẻ chúng tôi đã phân biệt khá kỹ về sự khác nhau giữa các loại bàn phím nên bạn có thể đọc lại tại đây nhé
Tư vấn chọn mua bàn phím cơ chơi game tốt nhất qua các tiêu chí
1. Hiểu rõ nhu cầu sử dụng bàn phím cơ
Khi chọn mua bất cứ một sản phẩm nào bạn cũng phải nắm rõ nhu cầu sử dụng của bản thân, và khi lựa chọn bàn phím cơ cũng vậy. Với mỗi loại bàn phím khác nhau sẽ phù hợp với nhu cầu khác nhau.
Bạn không thể nào chọn mua bàn phím cơ với thiết kế hầm hố, màu sắc lòe loẹt để sử dụng trong các công việc văn phòng như đánh máy được vì nó sẽ tạo cho đồng nghiệp xung quanh cảm giác khó chịu.
2. Quan tâm đến Switch của bàn phím máy tính
Switch chính là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng và độ bền của các nút bấm, dựa vào mức độ sử dụng phổ biến và rộng rãi mà chúng ta có thể chia Switch thành 5 loại cơ bản là Blue Switch, Red Switch, Black Switch, Brown Switch và Topre Switch.
Mỗi loại sẽ mang những ưu nhược điểm riêng biệt như sau:
Blue Switch: Là loại switch được thiết kế dành riêng cho dân văn phòng soạn thảo văn bản với lực nhấn lên đến 50g, đồng thời khi gõ sẽ phát ra tiếng tactile rất vui tai nhưng sử dụng lâu sẽ gây ồn ào khó chịu.
Red Switch và Black Switch: Cả 2 loại switch này đều thuộc loại tuyến tính, tức là trong suốt quá trình di chuyển phím hầu như không tạo ra phản hồi vật lý. Thường thì Red Switch có lực nhấn chỉ khoảng 45g trong khi Black Switch đòi hỏi lực nhấn cao đến 60 g.
Brown Switch: Chính là loại switch phổ biến và được nhiều hãng sử dụng nhất hiện nay, Brown Switch khá tương đồng với Red Switch khi có lực nhấn khoảng 45 g khá dễ chịu, êm ái nên hoàn toàn phù hợp cho cả chơi game lẫn công việc soạn thảo văn bản.
Topre Switch: Chắc chắn là loại switch cao cấp nhất trên thị trường, Topre là sự kết hợp hoàn hảo giữa lò xo và đệm cao su, Topre Switch có phổ lực nhấn khá rộng từ 30-50 g, tùy theo mỗi nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn lực nhấn phù hợp.
Các switch của hãng Cherry đến từ Đức vẫn là loại switch được nhiều thương hiệu tên tuổi lựa chọn, với mức độ nổi tiếng quá lớn nên các switch của Cherry thường bị các hãng đến từ Trung Quốc nhái lại.
3. Kích cỡ, thiết kế của bàn phím cơ
Kích thước bàn phím cơ
Ở đây chúng ta sẽ đi rộng hơn đó là bố cục và sự sắp xếp của bàn phím, trên thị trường có khá nhiều mẫu mã, chủng loại khác nhau nhưng về cơ bản bàn phím cơ sẽ được chia ra làm 3 loại bố cục là Full size, TKL và Mini.
Cụ thể như sau:
Bàn phím Full size là loại bàn phím có bố cục gồm 104 nút bấm như các loại bàn phím vật lý thông thường.
Bàn phím TKL (Ten-Key-Lesss) là loại bàn phím cơ được yêu thích nhất hiện nay, vì có bố cục gọn gàng, không có các nút số ở phía bên phải. Thiết kế này sẽ mang đến sự tiện lợi, tiết kiệm diện không gian sử dụng đồng thời mang đến sự thoải mái hơn khi bạn di chuột.
Bàn phím Mini có thể nói là loại bàn phím có bố cục gọn nhẹ nhất hiện nay, tuy nhiên đi kèm với sự gọn nhẹ và rút gọn phím bấm thì việc sử dụng lại trở nên khó khăn hơn, bắt buộc các game thủ phải kết hợp nhiều phím chức năng với nhau.
4. Bàn phím cơ có giá bán bao nhiêu
Tiêu chí quan trọng tiếp theo bạn cần quan tâm là giá bán của bàn phím cơ, trên thị trường hiện nay chúng ta có thể dễ dàng chia bàn phím cơ thành 3 phân khúc giá như sau:
Bàn phím cơ giá rẻ dưới 500K: Các sản phẩm thuộc phân khúc này được rất nhiều game thủ mới vào nghề ưa chuộng vì giá bán phải chăng vừa túi tiền.
Bàn phím cơ tầm trung có giá bán từ 500K- 1,5 triệu: Các sản phẩm ở phân khúc này có thể là một sự lựa chọn an toàn hơn, với kiểu dáng bắt mắt, thiết kế tinh tế và có thể sử dụng lâu dài trong nhiều năm.
Bàn phím cơ cao cấp có giá trên 2 triệu đồng: Các sản phẩm cao cấp thường sẽ phù hợp hơn với những game thủ lâu đời, đã có kinh nghiệm và đang muốn nâng cấp bàn phím đang sử dụng vốn đã cũ.
Bàn phím cơ có giá bán bao nhiêu
5. Chuẩn kết nối của bàn phím cơ
Các bàn phím cơ được hỗ trợ chuẩn USB 2.0 là có thể kết nối tốt với các thiết bị ngoại vi như máy tính PC hay laptop tương đối ổn định.
6. Chú ý nguồn gốc xuất xứ, thương hiệu địa chỉ khi mua
Khi mua hàng bạn càng quan tâm đến xuất xứ thương hiệu của sản phẩm, cân nhắc chọn những sản phẩm đến từ những thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng chứ đừng ham rẻ mà vội vàng chọn những sản phẩm không có nguồn gốc, những sản phẩm kém chất lượng bạn nhé.
Mua bàn phím cơ ở đâu: Bạn có thể chọn mua bàn phím cơ trên Phong Vũ hoặc Tiki đều rất ổn.
Nên mua bàn phím cơ hãng nào tốt
1. Bàn phím cơ Fuhlen
Về thương hiệu: Fuhlen là một thương hiệu được thành lập tại Trung Quốc từ những năm 1996. Thương hiệu này vốn rất nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất các phụ kiện chơi game như bàn phím gaming và chuột gaming.
Đánh giá: Có nên mua bàn phím cơ Fuhlen hay không?
Fuhlen hiện đang trực thuộc tập đoàn GTECH, phương châm hoạt động của Fuhlen là tạo ra những sản phẩm có thiết kế bắt mắt, chất lượng ổn định, sử dụng các chất liệu thân thiện với môi trường nhưng với giá bán phải chăng.
Tại thị trường Việt Nam, các sản phẩm bàn phím cơ và bàn phím giả cơ của Fuhlen đang rất được các gamer ưa chuộng và sử dụng.
Các sản phẩm bàn phím cơ Fuhlen tiêu biểu: Fuhlen Destroyer, Fuhlen Eraser, Fuhlen Eraser, Fuhlen G87, Fuhlen G900, Fuhlen G900S, Fuhlen M87S, Fuhlen SM680R, Fuhlen SM681R, Fuhlen SM690, Fuhlen SM700.
2. Bàn phím cơ Razer
Về thương hiệu: Razer là cái tên không còn xa lạ với chúng ta, đặc biệt là các game thủ với logo mang tính biểu tượng là con rắn 3 đầu, được thành lập bởi Min-Liang Tan và Robert Krakoff vào năm 1998 tại Mỹ.
Đánh giá: Bàn phím cơ Razer có tốt không?
Bàn phím cơ Razer có tốt không?
Bên cạnh các sản phẩm đã làm nên tên tuổi như bàn di chuột, chuột gaming, tay cầm chơi game hay tai nghe chụp tai có mic thì Razer cũng rất nổi tiếng với các sản phẩm bàn phím cơ.
Điểm mạnh của bàn phím cơ Razer đến từ kiểu dáng, thiết kế đẹp mạnh mẽ khả năng kết nối nhanh chóng với các thiết bị ngoại vi như PC, laptop, smartphone… phím bấm có độ nhạy cao và bền bỉ nhưng nhược điểm là mức giá khá cao.
Các sản phẩm bàn phím cơ Razer tiêu biểu: Razer Blackwidow Chroma V2, Razer Blackwidow Tournament 2014, Razer Blackwidow Tournament Edition, Razer Blackwidow Ultimate, Razer Blackwidow X Chroma.
3. Bàn phím cơ Filco
Filco được biết đến như là một trong những thương hiệu sản xuất bàn phím cơ nổi tiếng nhất của Nhật Bản, bàn phím cơ Filco mang đậm phong cách đến từ đất nước hoa anh đào đó là sự tỉ mỉ trong thiết kế, đa dạng về chủng loại, mẫu mã và toát lên vẻ cổ điển.
Với nhiều ưu điểm vượt trội nên cũng không quá khó hiểu khi hầu hết các bàn phím cơ Filco đều là dòng sản phẩm cao cấp và có giá bán khá cao, dao động trên 3 triệu đồng/model.
Các sản phẩm bàn phím cơ Filco tiêu biểu: Filco FKBN104MC/EB2, Filco Majestouch 2, Filco Majestouch Convertible 2 Fullsize.
4. Bàn phím cơ Logitech
Nhắc đến các thiết bị, phụ kiện gaming thì ai trong chúng ta chắc hẳn đều sẽ nghĩ ngay đến Logitech, một thương hiệu vốn đã rất nổi tiếng và có khẳng định được tên tuổi từ khá lâu.
Giống hầu hết các sản phẩm nổi bật của hãng như chuột chơi game, loa máy tính hay tay cầm chơi game thì bàn phím cơ cũng là một trong những mặt hàng nổi bật và được ưa chuộng nhất hiện nay.
Bàn phím cơ Logitech tuy có giá bán khá cao dao động từ 800K cho đến 3 triệu đồng nhưng vẫn bán khá chạy.
Các sản phẩm bàn phím cơ Logitech tiêu biểu: Logitech G213, Logitech G310, Logitech G413, Logitech G610, Logitech G613, Logitech G710+, Logitech G910, Logitech G Pro Gaming.
5. Bàn phím cơ Corsair
Corsair (tên đầy đủ: Corsair Memory) là một thương hiệu toàn cầu được ra đời vào năm 1994 tại California, Hoa Kỳ rất nổi tiếng trong lĩnh vực phần cứng và các thiết bị ngoại vi máy tính.
Bàn phím cơ Corsair
Trải qua gần 25 năm hình thành và phát triển không ngừng nghỉ thì đến thời điểm hiện tại Corsair đã trở thành một trong những người bạn đồng hành với các game thủ trên từng chặn đường qua các mặt hàng tiêu biểu như Ram, ổ cứng SSD, USB hay thẻ nhớ…
So với các mặt trên đã nêu thì các sản phẩm bàn phím cơ của hãng có phần kém nổi bật hơn, một phần vì không có sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại mà giá bán cũng khá cao trên 2 triệu đồng.
Các sản phẩm bàn phím cơ Corsair tiêu biểu: Corsair K63, Corsair K68, Corsair K70, Corsair K95.
6. Bàn phím cơ Newmen
Newmen là một thương hiệu nữa đến từ Trung Quốc, được thành lập vào năm 1998 tại Thẩm Quyến. Chuyên sản xuất các thiết bị chơi game và sản phẩm ngoại vi máy tính như chuột chơi game, bàn phím chơi game, tai nghe, đầu đọc thẻ nhớ hay USB…
Newmen tập trung vào việc mang lại cho người dùng những trải nghiệm mượt mà, thoải mái thông qua các sản phẩm bàn phím cơ có thiết kế nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ mang đến khả năng hoạt động êm ái đồng thời không phát ra tiếng ồn khi gõ.
Các sản phẩm bàn phím cơ Newmen tiêu biểu: Newmen GM100, Newmen GM300, Newmen GM368, Newmen GM500S, Newmen GM600.
7. Bàn phím cơ Motospeed
Motospeed được đánh giá là một trong những thương hiệu cung cấp các bàn phím giả cơ giá rẻ tốt nhất trên thị trường.
Các sản phẩm bàn phím cơ Logitech tiêu biểu: Motospeed K81, Motospeed CK107, Motospeed K82.
Một số hãng kinh doanh bàn phím cơ như: Lingyi, R8, Steelseries, Secondhand, Eblue, TKL, Mitsumi, Warship, Aula, Geezer, IKBC, Ozone, Ajazz, Bosston, Tesoro, Comanro, Infinity, Sades, Surmt, TT Esports, Wireless, Zero, Viewsonic, VOZ, Xiaomi, Ducky, Cherry, Leopold, CM Storm, Dareu, Roccat, Rapoo, Irock.
Video hướng dẫn sử dụng và vệ sinh bàn phím cơ hiệu quả
Nguồn: Youtube
Kết luận: Mua bàn phím cơ nào tốt nhất
Nhìn chung Logitech G213 Prodigy vẫn là một sự lựa chọn khá hợp lý ở phân khúc giá bán dưới 1 triệu đồng, tuy nhiên lựa chọn cuối cùng là ở bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của bachkhoahanoi1.edu.vn.
Đừng quên share nếu thấy bài viết hữu ích bạn nhé :))